Hiện nay chúng ta thường hay lưu trữ dữ liệu như thế nào. Câu hỏi này
nếu 4 năm trước đây, mình sẽ trả lời ngay là chứa vào từng cái HDD một
chứ sao nữa. Lúc đấy dung lượng của HDD còn ít, số lượng HDD của mình
cũng ít, việc quản lý HDD và dữ liệu trên đó nói chung là không có gì
phức tạp. Những files quan trọng thì cứ back up 2-3 nơi, cộng thêm việc
ghi ra CD/DVD lưu trữ nữa, nên lỡ HDD mà có trái gió trở trời thì cũng
còn có nơi để mà lấy lại.
Đến khi lượng dữ liệu đã ngày một phình to ra, nhất là thời buổi số hóa
như hiện nay, tất cả DVD, bluray, nhạc, hình ảnh, giấy tờ, etc đều được
lưu trữ trên HDD, và số lượng HDD không chỉ dừng ở một vài mà lên đến
hàng chục và tiếp tục tăng theo thời gian thì việc lưu trữ của mình kiểu
như vậy không còn hiệu quả nữa. Nhu cầu đặt ra là phải gom HDD lại
thành khối cho dễ quản lý, có khả năng bảo toàn dữ liệu (phần nào) khi
có trục trặc xảy ra với đĩa cứng. Trong tương lai, nhu cầu ấy sẽ biến
thành phải có khả năng bảo toàn dữ liệu tuyệt đối, tức là sẽ có hệ thống
backup 1:1.
Để gộp HDD lại thành từng khối thì mình đã dùng RAID5 trên linux (mdadm)
hơn 2 năm nay. Từ khi chạy RAID5, mặc dù có hao HDD, nhưng dữ liệu của
mình khá an toàn, và nhất là việc quản lý dữ liệu đơn giản hơn rất
nhiều, không còn tình trạng lắp từng HDD vào tìm files nữa. Đã có 2 lần
hỏng HDD và chỉ cần bỏ HDD hỏng ra, cho HDD mới vào là RAID5 sẽ tự động
initialize lại hệ thống. Tuy nhiên chạy Raid trên linux đòi hỏi phải có
kiến thức tí xíu về Linux, nếu không thì sử dụng những loại NAS đã có
sẵn RAID. Nếu bạn đang có ý định xây dựng 1 hệ thống lưu trữ gia đình,
và muốn gộp nhiều HDD thành 1 khối, và hoàn toàn không biết gì hết về
linux, thì FreeNAS là một lựa chọn rất xứng đáng vì những nguyên nhân
sau:
- Hệ điều hành gọn nhẹ, chạy trên USB 2G và chỉ 2G thôi nhé, nhiều hơn cũng phí vì không sử dụng đến
- Sử dụng webui để quản lý, chia sẻ trong mạng nội bộ rất dễ dàng. Bạn
không cần phải biết về linux gì hết và có thể thử ngay FreeNAS mà không
đụng chạm gì đến máy tính hiện tại của mình
- Sử dụng ZFS, là hệ thống quản lý files có nhiều ưu việt hơn so với các
hình thức khác như raid 5, raid 6 của linux. 2 ưu điểm lớn nhất của ZFS
mà mình thấy là việc format, tái tạo khối lưu trữ nhanh chóng, và khả
năng quay về trạng thái cũ (snapshot). Ngoài ra, tính năng tự sửa lỗi
(self-healing) và copy-on-write sẽ giúp bạn tránh được dữ liệu bị lỗi.
Về ZFS và FreeNAS, nếu các bạn thử google thì sẽ thấy ra kết quả rất
nhiều, tuy nhiên bằng ngôn ngữ Việt thì ít thấy, do vậy mình tạo bài
viết này, coi như để Việt hóa những kết quả từ google, để nếu có ai muốn
thử qua và sử dụng thì sẽ nhanh hơn, ngoài ra nếu ai có những khó khăn
vướng mắc gì thì chúng ta có 1 nơi để cùng nhau chia sẻ.
1. Cơ bản về ZFS và các định dạng raid phổ biến:
ZFS là tên viết tắt của Zettabyte File System, tuy nhiên hiện nay tên
ZFS này không liên quan gì đến Zettabyte hết, vì khả năng của nó còn gấp
nhiều lần hơn thế nữa. ZFS được phát triển bởi Sun Microsystems, nó vừa
là một chuẩn định dạng đĩa cứng và cũng là một hệt thống quản lý dạng
khối.
ZFS khởi thủy được chạy chính trên nền OpenSolaris, tuy nhiên hiện nay
nó đã được hỗ trợ bởi FreeBSD (có sẵn) và Linux (phải cài đặt).
Hệ thống lưu trữ ZFS:
Hệ thống lưu trữ ZFS được dựa vào từng pool, mỗi pool có nhiều vdevs, và mỗi vdev gồm nhiều ổ cứng khác nhau.
Như vậy các mức độ raid trên ZFS sẽ tùy thuộc vào từng vdev. Hiện nay có 5 loại cơ bản:
- Striped (raid 0): Gộp nhiều cái làm 1, không có redundancy, 1 ổ cứng hỏng là sẽ đi luôn toàn khối
- Mirrored (raid 1): Tương tự như backup 1:1, an toàn cho dữ liệu nhất
- Raidz (raid 5): Cần ít nhất 3 HDD, cho phép hỏng 1 HDD.
- Raidz2 (raid 6): Tương tự raidz, nhưng cho phép hỏng 2 HDD.
- Raidz3: Cho phép hỏng 3 HDD
Nếu đã quyết định dùng vdev loại nào thì chúng ta không thể cho thêm HDD
vào vdev đó được nữa, nhưng chúng ta có thể gộp nhiều vdev lại thành 1
pool. Ví dụ hiện nay mình có 1 pool gồm 1 vdev raidz 3 HDD, nếu muốn gộp
thêm vào pool này thì phải cho thêm 3 HDD vào nữa.
2. Yêu cầu về phần cứng cho việc chạy ZFS trên FreeNAS
FreeNAS là hệ điều hành thu gọn của FreeBSD nên tương thích phần cứng
phụ thuộc vào FreeBSD mà freeBSD cũng tương đối kén phần cứng. Nói chung
nên tránh các hệ thống quá cũ. Các bạn có thể tham khảo khả năng tương
thích ở đây:
http://www.freebsd.org/releases/8.3R/hardware.html
a/Cấu hình tối thiểu cài Free NAS:
+ RAM: 256MB RAM (khuyến cáo 4G RAM để đạt hiệu suất tối ưu)
+ 1 HDD hay USB(512MB/1GB) chay FreeNAS
+ 1 HDD cho DATA STORAGE tối thiểu 4GB (khuyến cáo trên 2TB để chứa nhiều phim HD)
+ NIC Card 10/100 (khuyến cáo LAN 1GB)
b/Khuyến cáo cấu hình để lưu nhiều dữ liệu
+ Mainboard có cổng USB
+ Mainboard có BIOS khởi động từ USB (muốn chay FreeNAS trên USB thì chọn loại tốt để chạy cả ngày ko nóng)
+ Mainboard có nhiều cổng SATA (Trong trường hợp cần chứa nhiều phim HD với dung lượng lớn)
+ Keyboard/mouse/monitor (Chỉ dùng duy nhất 1 lần thôi)
Tất cả các tác vụ đọc/ghi trên ZFS đều được ghi tạm trên bộ nhớ nên để
ZFS đạt tốc độ cao, thì hệ thống nên có nhiều ram, càng nhiều càng tốt,
tối thiểu nên là 4G.Muốn tăng tốc độ đọc thêm nữa thì có thể cho thêm 1 SSD làm cache.
3. Hướng dẫn cài đặt FreeNAS:
-
Phát hành:
-
Sử dụng:
Miễn phí
-
Dung lượng:
102,2 MB
Hướng dẫn cài đặt từ CDROM:
Nếu muốn cài đặt FreeNAS bằng cách sử
dụng menu-driven installer, hãy download hình ảnh ISO phù hợp với cấu
trúc hệ thống mà bạn sẽ cài đặt lên (32 hoặc 64 bit) và ghi ra đĩa
CDROM.
Nhấn enter để chọn tùy chọn mặc định "Install/Upgrade to hard drive/flash device, etc.". Menu tiếp theo sẽ thống kê toàn bộ ổ có sẵn, bao gồm cả ổ USB đưa vào bắt đầu với "da"
(xem hình bên dưới). Trong ví dụ này, người dùng đang cài đặt trong
VirtualBox và đã tạo ra ổ đĩa ảo 4GB để tổ chức hệ điều hành.
Sử dụng các phím mũi tên để đánh dấu USB
hoặc thiết bị flash sau đó ấn tab xuống OK và nhấn enter. Lúc này sẽ
hiện ra màn hình cảnh báo để nhắc nhở bạn không nên cài đặt trên ổ cứng:
Nhấn enter, FreeNAS sẽ xuất hình ảnh từ
ISO và chuyển nó tới thiết bị. Khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn nên
xem thông điệp trên màn hình:
Nhấn enter để trở lại menu đầu tiên.
Đánh dấu "3 Reboot System" và nhấn enter. Tháo CDROM ra. Nếu bạn cài đặt
trên một ổ USB, hãy để nguyên như vậy. Đảm bảo rằng thiết bị bạn cài
đặt được liệt kê như boot entry đầu tiên trong BIOS để hệ thống sẽ boot
từ nó.
Sau khi đã hoàn thành việc cài đặt
OS trên NAS box và cấu hình xong IP theo nhu cầu, thường thì chúng ta
sẽ không cần sờ đến chiếc máy này nữa trừ khi có các thay đổi về mặt
phần cứng (thêm ổ cứng mới, sửa chữa hỏng hóc, hard reset...).
Hãy thử bật một PC khác trong nhà lên,
mở trình duyệt và gõ vào đó địa chỉ IP mà bạn đã đặt cho NAS box (nếu để
mặc cho DHCP của modem/router làm việc thì gõ vào IP được hiển thị tại
màn hình chính của NAS box). Một khi giao diện đăng nhập đã xuất hiện,
bạn có thể an tâm tháo bỏ màn hình và bàn phím khỏi máy NAS, cất gọn vào
1 góc và quay về cấu hình trên máy PC thường dùng.
Giao diện cấu hình Web của NAS4Free làm
việc mặc định trên port 80. Vì vậy nếu có trục trặc xảy ra thì bạn chỉ
cần thực hiện các thao tác kiểm tra xoay quanh IP và NIC. Kiểm tra lại
xem các cổng kết nối đã sáng/cắm đúng vị trí chưa, IP gõ vào đã chính
xác chưa, ping thử trên 2 máy để xem đã thông nhau chưa...
Mật khẩu và Password mặc định để đăng nhập là admin và nas4free. Nhớ là luôn luôn đổi các mật khẩu mặc định này sau lần đăng nhập đầu tiên để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.
Các mục cấu hình chính của giao diện Web này bao gồm:
System: Chứa các cấu
hình thông số hệ thống, bao gồm hostname, admin password, timezone,
backup & restore, các gói plugin... Thông tin proxy (nếu mạng nhà
bạn có sử dụng) cũng cần được cấu hình qua đây chứ không đặt trong mục
network.
Network: Chứa các cấu hình kết nối mạng. Bao gồm IP, NIC, Firewall...
Disk: Các cấu hình về lưu trữ. Từ định dạng ổ đĩa, các cấu hình RAID đến các cấu hình cao cấp như ZFS và mã hóa dữ liệu.
Services: Tắt, bật và
cấu hình chi tiết cho các dịch vụ mà bạn muốn NAS box cung cấp cho mạng
gia đình. Đáng chú ý nhất cần kể đến webserver, UPnP, BitTorrent,
Dynamic DNS và FTP. Tuy có rất nhiều dịch vụ được cung cấp đi kèm, nhưng
chỉ nên bật những gì bạn thực sự cần sử dụng để đảm bảo hiệu năng cho
NAS box. Ngoài ra, tìm hiểu kỹ về chúng trước khi cấu hình để đạt kết
quả tốt nhất.
Access: Tạo các user và
group user với quyền hạn khác nhau để tiện cho việc quản lý. Nếu bạn
không có sẵn khái niệm về Active Directory và LDAP trong đầu, lời khuyên
tốt nhất là đừng động đến các cấu hình này, vì nhiều khả năng là bạn sẽ
chẳng bao giờ phải dùng đến chúng. Ngay cả việc tạo user và group, cũng
như phân quyền khác nhau cho user cũng chỉ hữu dụng nếu bạn muốn cho
người thân trong nhà truy cập giao diện quản trị của NAS box, nhưng chỉ
với một vài quyền hạn nhất định. Ngược lại nếu bạn là người duy nhất
chịu trách nhiệm cho việc cấu hình các máy móc trong nhà, có thể bỏ qua
hoàn toàn phần Access.
Diagnostics: Thông tin
tình trạng hệ thống. Các log file chủ yếu hữu dụng khi bạn cần hỗ trợ kỹ
thuật trên diễn đàn của NAS4Free. Nhưng các thông tin về tình trạng
phân vùng, đĩa cứng, RAID... Trong phần Information sẽ rất hữu dụng khi
ta cần tự tìm lỗi. Công cụ ping/traceroute và ARP, route table đi kèm
cung cấp các thông tin cần thiết khi việc kết nối từ một máy nào đó đến
NAS box của bạn gặp trục trặc.
Nhìn chung, tuy là một hệ điều hành đơn
giản nhưng NAS4free cung cấp rất nhiều tùy chọn và chức năng. Việc cấu
hình step by step theo các hướng dẫn vẫn sẽ cho kết quả nào đó, nhưng
làm như vậy bạn sẽ mất đi khả năng tùy biến theo nhu cầu của mình. Để có
thể thực sự tận dụng được hết các dịch vụ đi kèm hay các chức năng như
ZFS, Software RAID... cách tốt nhất là người dùng nên tìm hiểu sơ qua về
các công nghệ này. Trong phạm vi bài viết lần này, chúng ta sẽ chỉ khởi
đầu với các cấu hình cơ bản nhất giúp bạn có thể truy cập và sử dụng dữ
liệu trên NAS box từ các thiết bị khác trong nhà.
Cấu hình đĩa cứng
Không như trên Windows khi mà ta chỉ cần
tạo một phân vùng đĩa cứng, cắm vào máy là đã có thể sử dụng, để sử
dụng một ổ đĩa mới trên NAS4free, người dùng cần thực hiện một vài thao
tác cấu hình cơ bản trước. Vào disk> management> add disk (dấu cộng bên tay phải), bạn sẽ thấy màn hình cấu hình như sau:
Disk: Việc chọn ổ đĩa
sẽ không quá khó khăn, dựa theo tên mà hãng sản xuất đặt sẵn trên
firmware của ổ cứng đó, đôi lúc đã bao gồm cả dung lượng để phân biệt.
Nếu các cổ của bạn cùng một hãng sản xuất và có tên quá khó phân biệt
thì có một số mẹo như tìm thử thông tin như S/N, P/N trên vỏ hộp để đối
chiếu.
Description: Mô tả về ổ. Nhập vào bất cứ thứ gì bạn cho là dễ nhớ.
Transfer mode: Direct memory access, Programmed input/output...
Hard disk standby time:
Thời gian chờ để đặt các ổ đĩa vào trạng thái nghỉ sau lần truy cập
cuối (stand by). Đừng đặt quá cao để tránh lãng phí năng lượng không cần
thiết, nhưng cũng đừng đặt quá thấp nếu như bạn phải thường xuyên/nhiều
lần truy cập dữ liệu trên NAS box trong mỗi phiên làm việc/giải trí
(cần phân biệt với việc truy cập thường xuyên/nhiều lần với việc truy
cập liên tục). Theo PC World, con số cân đối có lẽ là khoảng
30-60 phút. Lưu ý là ổ đang ở trạng thái stand by sẽ mất một khoảng thời
gian mới có thể hoạt động như bình thường mỗi lần bạn muốn truy cập dữ
liệu, hãy tự cân đối theo nhu cầu của bản thân.
Advance power managerment:
Chức năng cân đối giữa điện năng tiêu thụ/hiệu năng của đĩa cứng. Level
1 cho mức tiêu thụ thấp nhất nhưng tốc độ truy cập dữ liệu cũng vì thế
mà sẽ ở mức chậm nhất. Mức cao nhất sẽ cho tốc độ tốt nhất nhưng cũng vì
thế mà đốt nhiều tiền điện nhất. Lưu ý là với các level có ghi “without standby”, con số standby time bạn vừa chọn sẽ không có hiệu lực.
Acoustic level: Cân đối
giữa độ ồn/hiệu năng. Với các ổ đã được cân đối sẵn như WD Blue,
Seagate thì chức năng này là không cần thiết. Nhưng với WD Black thì có
thể bạn sẽ cần đến việc chỉnh Acoustic level.
2 tùy chọn về công nghệ tự theo dõi của ổ
cứng S.M.A.R.T chỉ nên được sử dụng khi bạn hiểu và biết cách tận dụng
công nghệ này. Dù bạn không nắm chắc, bật S.M.A.R.T bằng cách tích vào ô
lựa chọn để có thông tin hữu ích khi cần hỏi người khác cũng không hại
gì, nhưng nên nhớ rằng mỗi một chức năng thêm vào đều tiêu tốn một phần
nhỏ điện năng/hiệu năng.
Preformatted file system: Hết
sức thận trọng với tùy chọn này. Đây là nơi chọn định dạng file system
của ổ đĩa nếu bạn đã thực hiện thao tác format ổ cứng này trước đó rồi.
Nếu chưa, nên nhớ đây không phải nơi thực hiện format, chọn “Unformatted”
sau đó truy cập để thực hiện thao tác format. Nếu trong phần cài đặt,
bạn thực hiện dạng cài đặt Embedded thứ nhất, ổ cứng đó sẽ chỉ có thể sử
dụng làm nơi chạy NAS4Free và không thể được add vào đây. Nhưng với tùy
chọn Embedded thứ 2 hoặc “Full”, phần còn lại của ổ cứng đã được định dạng UFS, vì vậy hãy chọn ở đây là UFS.
Sau khi đã cấu hình xong và nhấn Add, nên nhớ các thay đổi của bạn vẫn chưa được lưu. Mọi cấu hình trên NAS4free cần được xác nhận bằng thao tác nhấn “Apply Changes” và việc thêm ổ cũng không ngoại lệ. Sau khi Apply changes, nếu thấy phần Status chuyển từ Initializing sang Online là ta đã hoàn thành việc thêm ổ cứng vào cho NAS4free quản lý.
Trong Menu Format, phần cần lưu ý nhất là “File system”.
Nên sử dụng định dạng mặc định của NAS4free là UFS nếu muốn đọc/ghi dữ
liệu thường xuyên. Các khuyến cáo trên trang chủ của sản phẩm này cho
biết tuy NTFS, FAT32 và EXT2 vẫn được hỗ trợ nhưng chỉ nên được dùng ở
dạng read-only.
Và xin nhắc lại một lần nữa là đây không
phải Windows, chúng ta còn cần một thao tác nữa – mount các phân vùng –
mới có thể sử dụng ổ vừa thêm vào. Vào Disk > Mount point > Add.
Type: Disk vì chúng ta đang mount một ổ đĩa cứng.
Disk: Chọn ổ đĩa bạn vừa thêm vào để mount.
Partition type: Với
những ai ngại đọc dài dòng và chưa nắm được khái niệm partition table:
Chọn MBR. Cụ thể hơn, chúng ta đang xây dựng NAS box từ một dàn máy với
mainboard cũ – gần như 100% sẽ sử dụng BIOS chứ chưa có UEFI, vì vậy
nhiều khả năng một ổ đĩa được phân vùng bằng GPT sẽ không ổn định hoặc
tệ nhất là không hoạt động. Lưu ý điều này nếu bạn muốn tự phân
vùng/format đĩa cứng trước khi lắp vào NAS box (format trên NAS4free tuy
vẫn sử dụng GPT nhưng có vẻ đa số trường hợp không có trục trặc gì đáng
kể). Tùy chọn còn lại là CD/DVD thì quá hiển nhiên.
Partition number: Thứ
tự của phân vùng mà bạn muốn mount để đưa vào sử dụng trên ổ đĩa vừa
chọn, một điểm nhấn nữa cần lưu ý. Như đã nói ở trên và trong bài viết
lần trước, cách cài đặt Embedded thứ 2 hoặc “Full” sẽ tạo một
phân vùng để chạy OS NAS4free và một phân vùng để lưu dữ liệu. Vì vậy
nếu bạn đang mount từ ổ này, con số chính xác ở đây phải là “2” chứ không phải 1 như mặc định.
Ngoài ra cũng lại lưu ý một lần nữa,
những ai muốn tự format ổ cứng trước khi lắp vào NAS box sẽ cần nhớ
chính xác số lượng, thứ tự, định dạng file system của từng phân vùng để
khai báo cho phù hợp tại đây (chưa kể đến trường hợp bạn nhỡ format một
phân vùng nào đó về định dạng mà NAS4free không hiểu được). Nếu muốn
tránh cấu hình dài dòng thì cách tốt nhất là trước khi lắp ổ cũ sang NAS
box, bạn sử dụng các công cụ như Acronis disk director để xóa hết các
phân vùng hiện tại trên đó đi (các ổ mới chưa được phân vùng vì vậy có
thể lắp trực tiếp luôn). Sau đó sử dụng công cụ format của NAS4free, với
cách này mỗi ổ cứng sẽ chỉ gồm một phân vùng (partition number mặc định
sẽ là 1) và bạn luôn chắc chắn rằng NAS4free nhận ra được định dạng của
phân vùng đó.
Mount point name & desc: Tên và mô tả để dễ nhớ. Ở đây nên đặt theo dạng dữ liệu mà bạn định lưu trên đó, ví dụ “Hollywood”, “Lossless” hay “JAVa”...
Read-only: Không thể ghi dữ liệu lên một mount point được đặt dưới dạng read-only.
File-system check: Đừng bỏ qua bước kiểm tra dữ liệu này, để nguyên trạng thái tích sẵn như vậy.
Các tùy chọn về Access Restriction sẽ cần được nói riêng cụ thể hơn, ở đây chúng ta để ở dạng mặc định và click Add.
Sau khi Apply changes, nếu trạng thái Mount point là “ok” là ta đã sẵn sàng để chia sẻ dữ liệu.
Hướng tới Services. Nếu bạn đang sử dụng
Window, click vào CIFS/SMB, hoặc AFP đối với các sản phẩm của Apple.
Phần lớn cấu hình của các dịch vụ này không cần được thay đổi gì nhiều,
tích vào check box trên cùng bên tay phải, apply và chờ một lát để
NAS4free restart là ta đã có thể thấy máy này hiển thị trên share group
của Window hoặc Mac.
Nếu muốn truy cập thử, bạn có thể chọn
Authentication và Max protocol như sau để có thể dùng dữ liệu trong NAS
box mà không cần username hay password. Nhưng tốt nhất là đừng bỏ qua
bước xác thực này. Dù sao thì, chúng ta cũng còn nhiều điều để nói chứ
chưa thể nghịch ngợm với dữ liệu trên đó ngay được.
Cấu hình FreeNAS
Các tùy chọn của FreeNAS hiển thị trong menu dạng text đơn giản trong lần khởi chạy đầu tiên.
Khởi chạy FreeNAS từ flash USB và bạn sẽ thấy menu dạng text đơn giản
với nhiều tùy chọn khác nhau. Mặc định hệ điều hành này được cấu hình
hỗ trợ sẵn DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol). Tùy việc thiết
lập hệ thống mạng mà người dùng có thể truy cập máy chủ FreeNAS từ máy
tính bất kỳ trong mạng nội bộ dựa theo địa chỉ IP hiển thị bên dưới.
Đăng nhập vào giao diện web của FreeNAS và thiết lập mật khẩu tài khoản quản trị.
Đăng nhập vào giao diện web của FreeNAS và thiết lập mật khẩu tài
khoản quản trị. Khác với nền tảng Windows, tên tài khoản quản trị mặc
định của hệ điều hành Unix là “root” chứ không phải “admin” hay
“administrator”.
Giao diện web của FreeNAS và người dùng có thể cấu hình mọi thứ, kể cả thiết lập bảo mật.
Để cấu hình ổ cứng cho việc lưu trữ dữ liệu, nhấn chọn Storage.
Volumes. Volume Manager và chọn ổ cứng cần dùng. Lưu ý FreeNAS sẽ xóa
toàn bộ dữ liệu trước khi đưa ổ cứng vào sử dụng. Kế tiếp, chọn định
dạng hệ thống quản lý tập tin, cấu hình các dịch vụ chia sẻ CIFS/SMB
(Samba), FTP, SSH và thậm chí cả giao thức chia sẻ tài nguyên trên mạng
ngang hàng BitTorrent
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét