Squid xác định những yêu cầu từ client và quyết định đáp ứng hay không
đáp ứng, nếu yêu cầu được đáp ứng, nó sẽ kết nối với server thật thay
cho client và tiếp tục chuyển tiếp đến những yêu cầu từ client đến
server, cũng như đáp ứng những yêu cầu của server đến client. Vì vậy
squid proxy giống cầu nối trung gian giữa server và client.
Bên cạnh việc chuyển tiếp các yêu cầu từ phía client, nó cũng sẽ đồng
thời lưu lại trên đĩa những dữ liệu được trả về từ Internet Server – gọi
là caching ( thường là nội dung các trang Web, các tập tin…). Nếu trong
thời gian hiệu lực mà một hay nhiều client cùng yêu cầu một nội dung
thì squid proxy sẽ ngay lập tức đáp ứng lại những yêu cầu từ phía
client.
download tại đây:
squid : Optimising Web Delivery
có bản SQUID 3.0.RC1
Sq
uid 3.0.STABLE7 configuration file
ftp://mirror.aarnet.edu.au/pub/squid...TABLE16.tar.gz
Squid là một proxy server, khả năng của squid là tiết kiệm băng
thông(bandwidth), cải tiến việc bảo mật, tăng tốc độ truy cập web cho
người sử dụng và trở thành một trong những proxy phổ biến được nhiều
người biết đến. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chương trình
proxy-server nhưng chúng lại có hai nhược điểm, thứ nhất là phải trả
tiền để sử dụng, thứ hai là hầu hết không hỗ trợ ICP ( ICP được sử dụng
để cập nhật những thay đổi về nội dung của những URL sẵn có trong cache –
là nơi lưu trữ những trang web mà bạn đã từng đi qua ). Squid là sự lựa
chọn tốt nhất cho một proxy-cache server, squid đáp ứng hai yêu cầu của
chúng ta là sử dụng miễn phí và có thể sử dụng đặc trưng ICP.
- Squid đưa ra kỹ thuật lưu trữ ở cấp độ cao của các web client, đồng
thời hỗ trợ các dịch vụ thông thường như FTP, Gopher và HTTP. Squid lưu
trữ thông tin mới nhất của các dịch vụ trên trong RAM, quản lý một cơ sở
dữ liệu lớn của các thông tin trên đĩa, có một kỹ thuật điều khiển truy
cập phức tạp, hỗ trợ giao thức SSL cho các kết nối bảo mật thông qua
proxy. Hơn nữa, squid có thể liên kết với các cache của các proxy server
khác trong việc sắp xếp lưu trữ các trang web một cách hợp lý.
- Sau đây chúng ta sẽ thực hiện cách thức cài đặt một Proxy server như thế nào.
2/ Cài đặt:
- Đầu tiên chúng ta nên có một số khái niệm về đòi hỏi phần cứng của một proxy server:
****** Tốc độ truy cập đĩa cứng : rất quan trọng vì squid thường xuyên
phải đọc và ghi dữ liệu trên ổ cứng. Một ổ đĩa SCSI với tốc độ truyền dữ
liệu lớn là một ứng cử viên tốt cho nhiệm vụ này.
****** Dung lượng đĩa dành cho cache phụ thuộc vào kích cỡ của mạng mà
Squid phục vụ. Từ 1 đến 2 Gb cho một mạng trung bình khoảng 100 máy. Tuy
nhiên đây chỉ là một con số có tính chất ví dụ vì nhu cầu truy cập
Internet mới là yếu tố quyết định sự cần thiết độ lớn của đĩa cứng.
****** RAM : rất quan trọng, ít RAM thì Squid sẽ chậm hơn một cách rõ ràng.
****** CPU : không cần mạnh lắm, khoảng 133 MHz là cũng có thể chạy tốt với tải là 7 requests/second.
- Cài đặt Squid với RedHat Linux rất đơn giản. Squid sẽ được cài nếu bạn
chọn nó trong quá trình cài đặt ngay từ đầu. Hoặc nếu bạn đã cài Linux
không Squid, bạn có thể cài sau qua tiện ích rpm với lệnh :
rpm –i tên_gói_Squid
- Khi đó squid sẽ được cài và bạn có thể bước qua phần cấu hình squid.
- Các thư mục mặc định của squid:
/usr/sbin
/etc/squid
/var/log/squid
- Cài đặt từ source :
+ Ta có file source của squid là squid-version.tar.gz, ta thực hiện các bước lệnh sau:
tar –xzvf squid-version.tar.gz
cd squid-version
./configure
make
make install
- Sau khi ta thực hiện các lệnh trên, coi như ta đã cài đặt xong squid.
3/ Cấu hình Squid:
- Sau khi cài đặt xong squid, ta phải cấu hình squid để phù hợp với từng
yêu cầu riêng. Ta cấu hình một số tham số trong file
/etc/squid/squid.conf như sau:
** http_port: mặc định là 3128.
** icp_port: mặc định là 3130.
** cache_dir: khai báo kích thước thư mục cache cho squid, mặc định là: cache_dir /var/spool/squid/cache 100 16 256
Giá trị 100 tức là dùng 100MB để làm cache, nếu dung lượng đĩa cứng lớn,
ta có thể tăng thêm tuỳ thuộc vào kích thước đĩa. Như vậy squid sẽ lưu
cache trong thư mục /var/spool/squid/cache với kích thước cache là
100MB.
** Access Control List và Access Control Operators: ta có thể dùng hai
chức năng trên để ngăn chặn và giới hạn việc truy xuất dựa vào
destination domain, IP address của máy hoặc mạng. Mặc định squid sẽ từ
chối phục vụ tất cả, vì vậy ta phải cấu hình lại tham số này. Để được
vậy, ta cấu hình thêm cho thích hợp với yêu cầu bằng hai tham số là :
acl và http_access.
Ví dụ: Ta chỉ cho phép mạng 172.16.1.0/24 được dùng proxy server bằng từ khoá src trong acl.
acl MyNetwork src 172.16.1.0/255.255.255.0
http_access allow MyNetwork
http_access deny all
+ Ta cũng có thể cấm các máy truy xuất đến những site không được phép bằng từ khoá dstdomain trong acl, ví dụ:
acl BadDomain dstdomain yahoo.com
http_access deny BadDomain
http_access deny all
+ Nếu danh sách cấm truy xuất đến các site dài quá, ta có thể lưu vào 1
file text, trong file đó là danh sách các địa chủ như sau:
acl BadDomain dstdomain “/etc/squid/danhsachcam”
http_access deny BadDomain
+ Theo cấu hình trên thì file /etc/squid/danhsachcam là file văn bản lưu
các địa chỉ không được phép truy xuất được ghi lần lượt theo từng dòng.
+ Ta có thể có nhiều acl, ứng với mỗi acl phải có một http_access như sau:
acl MyNetwork src 172.16.1.0/255.255.255.0
acl BadDomain dstdomain yahoo.com
http_access deny BadDomain
http_access allow MyNetwork
http_access deny all
+ Như vậy cấu hình trên cho ta thấy proxy cấm các máy truy xuất đến site
Yahoo! và chỉ có mạng 172.16.1.0/24 là được phép dùng proxy.
“http_access deny all”: cấm tất cả ngoại trừ những acl đã được khai báo.
- Nếu proxy không thể kết nối trực tiếp với Internet vì không có địa chỉ
IP thực hoặc proxy nằm sau một Firewall thì ta phải cho proxy query đến
một proxy khác có thể dùng Internet bằng tham số sau :
cache_peer linuxsrv.mcsevn.com parent 8080 8082
+ Cấu hình trên cho chúng ta thấy proxy sẽ query lên proxy “cha” là
linuxsrv.mcsevn.com với tham số parent thông qua http_port là 8080 và
icp_port là 8082.
- Ngoài ra trong cùng một mạng nếu có nhiều proxy server thì ta có thể cho các proxy server này query lẫn nhau như sau:
cache_peer proxy2.mcsevn.com sibling 8080 8082
cache_peer proxy3.mcsevn.com sibling 8080 8082
sibling dùng cho các proxy ngang hàng với nhau.
4/ Khởi động Squid:
- Sau khi đã cài đặt và cấu hình lại squid, ta phải tạo cache trước khi chạy squid bằng lệnh:
squid –z
- Nếu trong quá trình tạo cache bị lỗi, ta chú ý đến các quyền trong thư
mục cache được khai báo trong tham số cache_dir. Có thể thư mục đó
không được phép ghi. Nếu có ta phải thay đổi bằng:
chown squid:squid /var/spool/squid
chmod 770 /var/spool/squid
- Sau khi tạo xong thư mục cache, ta khởi động và dừng squid bằng script như sau:
/etc/init.d/squid star
/etc/init.d/squid stop
- Sau khi squid đã khởi động, muốn theo dõi và quản lý việc truy cập của
các client hay những gì squid đang hoạt động cache như thế nào, ta
thường xuyên xem xét những file sau đây:
****** cache_log: bao gồm những cảnh báo và thông tin trạng thái của cache
****** store_log: bao gồm những cơ sở dữ liệu về những thông tin gì mới được cập nhật trong cache và những gì đã hết hạn
****** access_log: chứa tất cả những thông tin về việc truy cập của client, bao gồm địa chỉ nguồn, đích đến, thời gian……
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét